Tổng quan về vốn pháp định

Vốn là một trong những yếu tố không thể thiếu khi thành lập doanh nghiệp. Khi thành lập doanh nghiệp, chủ sở hữu phải tìm hiểu về vốn điều lệ và vốn pháp định. Tuy nhiên, nhiều người thường coi rằng vốn pháp định chính là vốn điều lệ. Đây là một quan điểm sai vì chưa tìm hiểu kĩ về vốn pháp định. Bài viết dưới đây là thông tin cần biết về vốn pháp định và quy định vốn pháp định cho mỗi ngành nghề.

Vốn pháp định là gì?

Tất cả các doanh nghiệp đều cần có vốn điều lệ nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng cần vốn pháp định. Vốn pháp định chính là căn cứ để đảm bảo khả năng thực tiễn và mục đích kinh doanh chân chính của doanh nghiệp. Ngoài ra, vốn pháp định còn bảo hộ quyền lợi của những tổ chức và cá nhân có mối quan hệ với doanh nghiệp. Vậy vốn pháp định là gì?

Khái niệm vốn pháp định

Theo như Luật doanh nghiệp 2005 quy định: “Vốn pháp định là số vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp”. Sau đó, nhằm mục đích hiện thực hóa quyền tự do kinh doanh tất cả ngành nghề hợp pháp, Luật doanh nghiệp 2014 đã bỏ việc xác định vốn pháp định. Do đó, doanh nghiệp có thể không cần vốn pháp định vẫn hoạt động hợp pháp.

Vốn pháp định không phụ thuộc vào loại hình thành lập doanh nghiệp mà phụ thuộc vào ngành nghề doanh nghiệp kinh doanh. Đối với công ty kinh doanh ngành nghề yêu cầu vốn pháp định cụ thể thì vốn góp của công ty đó phải tối thiểu bằng vốn pháp định. Trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh, vốn sở hữu không được phép thấp hơn vốn pháp định.

Quy định vốn pháp định cho mỗi ngành nghề

Hiện nay, vốn pháp định được xác định theo từng ngành nghề kinh doanh cụ thể, không áp dụng bắt buộc cho tất cả ngành nghề. Tuy vậy, chủ sở hữu cần tìm hiểu quy định vốn pháp định để biết mức vốn pháp định bắt buộc của doanh nghiệp nếu có trước khi thành lập doanh nghiệp.

Chủ yếu việc quy định mức vốn pháp định ở Việt Nam được xác định thông qua các văn bản dưới luật được ban hành bởi cơ quan hành pháp. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đang giảm bớt vai trò và sức ảnh hưởng của vốn pháp định với doanh nghiệp. Trong khi đó, vốn pháp định ở Việt Nam đang có xu hướng gia tăng trở lại với một số ngành nghề.

Theo văn bản dưới luật, pháp luật quy định cụ thể mức vốn pháp định đối với từng ngành nghề như sau:

1. Đối với tổ chức tín dụng

  • Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 15 triệu USD
  • Ngân hàng thương mại cổ phần: 1000 tỷ đồng

2. Quỹ tín dụng nhân dân

  • Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở: 0.1 tỷ đồng
  • Quỹ tín dụng nhân dân trung ương: 1000 tỷ đồng

3. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng

  • Công ty cho thuê tài chính: 100 tỷ đồng
  • Công ty tài chính: 300 tỷ đồng

Vốn Pháp Định

4. Kinh doanh bất động sản: 6 tỷ đồng
5. Dịch vụ đòi nợ thuê: 2 tỷ đồng
6. Dịch vụ bảo vệ: 2 tỷ đồng (chỉ được kinh doanh Dịch vụ bảo vệ)
7. Dịch vụ xuất khẩu lao động: 5 tỷ đồng
8. Kinh doanh cảng hàng không:

  • Kinh doanh tại cảng hàng không nội địa: 30 tỷ đồng
  • Kinh doanh tại cảng hàng không quốc tế: 100 tỷ đồng

9. Cung cấp dịch vụ hàng không mà không phải là doanh nghiệp cảng hàng không:

  • Kinh doanh tại cảng hàng không nội địa: 10 tỷ đồng
  • Kinh doanh tại cảng hàng không quốc tế: 30 tỷ đồng

10. Kinh doanh vận chuyển hàng không:

• Vận chuyển hàng không nội địa:

  • Khai thác từ 1 đến 10 tàu bay: 200 tỷ đồng
  • Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay: 400 tỷ đồng
  • Khai thác trên 30 tàu bay: 500 tỷ đồng

• Vận chuyển hàng không quốc tế:

  • Khai thác từ 1 đến 10 tàu bay: 500 tỷ đồng
  • Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay: 800 tỷ đồng
  • Khai thác trên 30 tàu bay: 1000 tỷ đồng

11. Kinh doanh hàng không chung: 50 tỷ đồng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0936069111