Sự khác nhau giữa địa điểm kinh doanh và chi nhánh công ty

Sau khi hoạt động một thời gian, doanh nghiệp thường có xu hướng muốn mở rộng thị trường và phạm vi tiếp cận hơn. Hiện nay có hai loại hình mở rộng cơ sở kinh doanh phổ biến nhất là địa điểm kinh doanh và chi nhánh công ty.
Nếu không am hiểu nhiều về hai loại hình này, ai cũng có thể nhầm lẫn hai loại hình là một. Nhiều chủ doanh nghiệp phân vân, lo lắng không biết nên lựa chọn loại hình nào sẽ có lợi với doanh nghiệp mình hơn.
Do vậy, ADZ chỉ ra những điểm khác nhau giữa hai loại hình này để chủ doanh nghiệp có thể dễ dàng phân biệt và lựa chọn qua bài viết dưới đây.

Về khái niệm

Theo Luật doanh nghiệp 2014, chi nhánh công ty là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, thực hiện một phần hoặc toàn bộ chức năng của doanh nghiệp (có thể là chức năng đại diện theo ủy quyền).

Địa điểm kinh doanh là địa điểm doanh nghiệp thực hiện tổ chức hoạt động kinh doanh cụ thể của mình.

Về phạm vi thành lập

Trước đây, Luật quy định địa điểm kinh doanh không được thành lập khác tỉnh với trụ sở chính. Địa điểm kinh doanh chỉ được thành lập cùng tỉnh hoặc cùng địa phương với trụ sở chính.

Địa điểm kinh doanh

Tuy nhiên, theo luật được sửa đổi, áp dụng từ ngày 10/10/2018, nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, địa điểm kinh doanh được thành lập khác tỉnh. Doanh nghiệp có thể thành lập địa điểm kinh doanh ở mọi tỉnh trên cả nước. Tuy nhiên, điều đó cũng đồng nghĩa rằng địa điểm kinh doanh chỉ được thành lập ở trong nước, không được thành lập ở nước ngoài.
Khác với địa điểm kinh doanh, chi nhánh công ty được thành lập ở các tỉnh thành trên cả nước cũng như nước ngoài. Chi nhánh không bị giới hạn phạm vi thành lập, doanh nghiệp có thể thành lập một hoặc nhiều chi nhánh.

Về con dấu

Giống như văn phòng đại diện, chi nhánh công ty được phép đăng ký và sử dụng con dấu riêng của mình.
Địa điểm là đơn vị hạch toán phụ thuộc nên không sở hữu con dấu riêng. Địa điểm kinh doanh chỉ phục vụ mục đích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Về thủ tục kế toán, kê khai thuế

Vì sở hữu con dấu riêng nên chi nhánh có thể lựa chọn hạch toán phụ thuộc hoặc độc lập với trụ sở chính. Nếu chi nhánh lựa chọn hạch toán độc lập, chi nhánh sẽ có mã số thuế riêng, hóa đơn riêng khác với doanh nghiệp.

địa điểm kinh doanh

Địa điểm kinh doanh không phải thực hiện nhiều thủ tục thuế phức tạp như chi nhánh. Địa điểm kinh doanh là đơn vị hạch toán phụ thuộc vào trụ sở chính, sử dụng hình thức kê khai thuế tập trung, sử dụng hóa đơn của công ty.

Về cơ cấu tổ chức và hoạt động

Không được kinh doanh tất cả ngành nghề, địa điểm kinh doanh chỉ được phép kinh doanh một nhóm ngành cụ thể từ công ty mẹ. Khác với chi nhánh, địa điểm kinh doanh không có chức năng đại diện theo ủy quyền.
Chi nhánh kinh doanh có thể thực hiện một phần hoặc toàn bộ chức năng của doanh nghiệp. Chi nhánh có thể thực hiện chức năng đại diện theo ủy quyền và hoạt động kinh doanh.
Chức năng đại diện có nghĩa là chi nhánh có quyền ký kết các hợp đồng kinh tế như dịch vụ của công ty, ký hợp đồng mua bán hàng hóa,… Ngoài ra, chi nhánh còn phát sinh thêm nhiều thủ tục thuế, hoạt động báo cáo thuế như một công ty.

Về thủ tục thành lập

địa điểm kinh doanh

Chi nhánh cần thực hiện thủ tục, đăng ký thành lập chi nhánh. Doanh nghiệp có thể lựa chọn thực hiện thủ tục online hoặc nộp trực tiếp.
So với thủ tục thành lập chi nhánh, thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh sẽ đơn giản hơn. Kể từ ngày thành lập, trong vòng 10 ngày, doanh nghiệp cần gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh.

Về thủ tục ngừng hoạt động

Đối với địa điểm kinh doanh, thủ tục ngừng hoạt động cũng đơn giản hơn chi nhánh. Khi không muốn tiếp tục kinh doanh, doanh nghiệp chỉ cần làm thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh nhanh gọn, đơn giản, chỉ từ 5-7 ngày.
Đối với chi nhánh, chủ doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục chốt thuế, trả con dấu, tốn nhiều thời gian, chi phí hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0936069111