Khi sản xuất, kinh doanh lĩnh vực thực phẩm, chủ doanh nghiệp cần có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm không chỉ giúp cơ sở tăng uy tín, độ tin cậy với khách hàng còn để chứng minh cơ sở sản xuất kinh doanh sạch sẽ, đảm bảo an toàn sức khỏe.
Tuy nhiên, nhiều chủ doanh nghiệp không biết hồ sơ đăng ký giấy phép cần có những gì nên chuẩn bị thiếu. Việc chuẩn bị lại hồ sơ vừa gây tốn nhiều chi phí vừa tốn nhiều thời gian không cần thiết. Bài viết dưới đây hướng dẫn chi tiết chuẩn bị hồ sơ đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm đầy đủ nhất.
Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là gì?
Hàng năm, cục An toàn thực phẩm đi kiểm tra giấy phép đột xuất, kiểm tra cơ sở vật chất sản xuất. Cơ sở sản xuất không có giấy phép an toàn thực phẩm sẽ bị yêu cầu đóng cửa, ngừng sản xuất. Vì vậy, giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm có vai trò rất quan trọng.
Có thể hiểu, giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là chứng nhận cơ sở kinh doanh, dịch vụ liên quan đến thực phẩm đạt điều kiện vệ sinh, sạch sẽ theo quy định tại Luật An toàn thực phẩm. Một số cơ sở theo Điều 12 Nghị Định 15/2018/NĐ-CP sẽ không cần có giấy phép.
Hồ sơ đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Chuẩn bị hồ sơ đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là bước đầu tiên trong quy trình đăng ký giấy phép. Thông thường, để đảm bảo tính chính xác, tiết kiệm thời gian, chủ doanh nghiệp lựa chọn dịch vụ đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm của ADZ.
Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực, chúng tôi tư vấn, hỗ trợ khách hàng từ bước chuẩn bị hồ sơ đến gửi kết quả tới địa chỉ khách hàng yêu cầu. Một hồ sơ xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm đầy đủ gồm những giấy tờ sau:
1. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành nghề mà cơ sở kinh doanh thực phẩm có công chứng.
2. Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở có đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
3. Bản thuyết minh dụng cụ, cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm gồm các giấy tờ như:
- Sơ đồ mặt bằng của cơ sở và các khu vực xung quanh.
- Quy trình đầy đủ từ khâu sản xuất, bảo quản đến phân phối thực phẩm và thuyết minh về dụng cụ, cơ sở vật chất, trang thiết bị của cơ sở đó.
4. Giấy xác nhận của chủ cơ sở và nhân viên về việc tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm:
- Đối với cơ sở dưới 30 người, cần phải nộp bản sao giấy xác nhận và xác nhận của cơ sở.
- Đối với cơ sở trên 30 người, cần nộp danh sách người đã tham gia tập huấn và xác nhận của cơ sở.
5. Giấy xác nhận yêu cầu có đầy đủ giấy khám sức khoẻ chủ cơ sở và nhân viên sản xuất, kinh doanh thực phẩm
Phiếu báo kết quả cấy phân âm tính đối với mầm bệnh về đường ruột của nhân viên trực tiếp sản xuất đối với cơ sở nằm trong vùng dịch bệnh tiêu chảy theo công bố của Bộ Y tế như sau:
- Đối với cơ sở dưới 30 người, cần nộp bản sao, cần có xác nhận của cơ sở có thẩm quyền.
- Đối với cơ sở trên 30 người, cần nộp thêm danh sách kết quả khám sức khỏe và xét nghiệm phân của chủ cơ sở, nhân viên trực tiếp sản xuất kinh doanh và cần có xác nhận của cơ sở.
Cơ quan nào có thẩm quyền kiểm tra hồ sơ, thông báo kết quả?
Sau khi hoàn thành hồ sơ, chủ doanh nghiệp nộp trực tiếp cho cơ quan có thẩm quyền. Những cơ quan liên quan đến việc cấp giấy an toàn vệ sinh thực phẩm:
- Chi Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm
- Cục vệ sinh an toàn thực phẩm Tỉnh Thành Phố
- Ban Quản Lý An Toàn Thực Phẩm Tỉnh Thành Phố
Cơ quan có thẩm quyền sẽ kiểm tra hồ sơ trong 5 ngày. Nếu hồ sơ hợp lệ, cơ quan sẽ cử người xuống kiểm tra trực tiếp tại cơ sở để đảm bảo tính chính xác, khách quan. Cơ sở đạt tiêu chuẩn sẽ được cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm đạt chuẩn. Nếu không thì cơ sở sẽ bị phạt hành chính vì không đảm bảo vệ sinh.
Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ có hiệu lực 3 năm. Sau khi cấp giấy, cơ quan chức năng sẽ cử người xuống kiểm tra thêm 1 lần nữa để đảm bảo khách quan. Nếu cơ sở vi phạm quy định, kinh doanh sẽ bị thu hồi giấy phép được cấp và bị phạt hành chính.