Hướng dẫn cách ghi mã ngành nghề trong đăng ký kinh doanh

Khi thành lập doanh nghiệp, việc ghi mã ngành nghề trong đăng ký kinh doanh là điều quan trọng. Theo luật quy định, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không ghi ngành nghề kinh doanh. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn cần ghi mã ngành nghề khi đăng ký ngành nghề hoặc thay đổi ngành nghề đã đăng ký.

Nhiều chủ doanh nghiệp thường lúng túng, không biết ghi mã ngành nghề sao cho chính xác nhất. Vì vậy, ADZ sẽ hướng dẫn chi tiết cách ghi mã ngành nghề trong đăng ký kinh doanh qua bài viết dưới đây.

Mã ngành nghề kinh doanh là gì?

Trước đây, để đăng ký thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp cần có mã ngành cụ thể. Tuy nhiên, theo quy định mới, Giấy đăng ký kinh doanh không ghi mã ngành nghề kinh doanh. Dù vậy, việc tra cứu và thông báo ngành nghề kinh doanh vẫn là điều bắt buộc. Vậy mã ngành nghề kinh doanh là gì?

Hiện nay, mỗi ngành nghề kinh doanh cụ thể đều có mã số riêng trong hệ thống ngành kinh tế. Những mã số này được gọi là mã ngành nghề kinh doanh. Mã ngành nghề kinh doanh giúp Nhà nước dễ dàng thống kê, quản lý ngành nghề kinh doanh hơn.

Mã ngành nghề kinh doanh là gì?

Tổng hợp mã ngành nghề kinh doanh mới nhất được quy định cụ thể tại Phụ lục I của Quyết định 27/2018/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Tên cấp mã ngành sẽ tương ứng với số con số của mã ngành đó (ví dụ: mã ngành cấp 4 có 4 số, mã ngành cấp 5 có 5 số…)

Tra cứu mã ngành nghề kinh doanh ở đâu?

Mã ngành nghề kinh doanh có vai trò quan trọng khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều chủ doanh nghiệp chưa biết nên tra cứu mã ngành nghề kinh doanh ở đâu. Hiện nay có ba phương pháp tra cứu mã ngành nghề kinh doanh, cụ thể:

Tra cứu bằng văn bản

Như đã đề cập ở trên, doanh nghiệp có thể tra cứu mã ngành nghề kinh doanh của mình dựa trên phụ lục I của Quyết định 27/2018/QĐ-TTg. Lưu ý rằng, trong văn bản Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, có nhiều ngành nghề kinh doanh chỉ được ghi “chưa được phân vào đâu” hoặc “khác”. Khi đó, chuyên viên sẽ yêu cầu chủ doanh nghiệp phải làm rõ khi thực hiện hồ sơ đăng ký kinh doanh.

Tra cứu mã ngành online

Hiện nay, có nhiều phần mềm ứng dụng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh online nhưng độ tin cậy, độ chính xác chưa được kiểm chứng. Do đó, để chính xác nhất, doanh nghiệp nên truy cập vào trang Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, tìm mã ngành nghề kinh doanh của mình.

Hướng dẫn chi tiết cách tra cứu như sau:

Bước 1: Truy cập trang web tra cứu mã ngành nghề kinh doanh trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Bước 2: Nhập từ khóa hoặc tên đầy đủ của ngành nghề kinh doanh của công ty trong hộp tìm kiếm.

Tra cứu mã ngành online

Bước 3: Kết quả tên và mã ngành nghề sẽ hiện bên dưới hộp tìm kiếm. Sau khi có mã ngành nghề cụ thể của mình, doanh nghiệp có thể điền giấy tờ hồ sơ khi làm thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Tra cứu mã ngành online

Tra cứu mã ngành nghề của doanh nghiệp bằng mã số thuế

Nhiều người không biết liệu có thể tra cứu mã ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp khác không. Câu trả lời là có. Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, những thông tin cơ bản của doanh nghiệp đó sẽ có trên cổng thông tin quốc gia. Do đó, bạn hoàn toàn có thể tra cứu mã ngành nghề kinh doanh trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bằng mã số thuế.

Bước 1: Truy cập trang web https://dangkykinhdoanh.gov.vn/

Bước 2: Nhập mã số thuế của doanh nghiệp vào ô tìm kiếm. Lựa chọn doanh nghiệp bạn muốn tra cứu.

Tra cứu mã ngành nghề của doanh nghiệp bằng mã số thuế

Bước 3: Thông tin mã ngành nghề kinh doanh sẽ hiện ở cuối trang thông tin doanh nghiệp.

Tra cứu mã ngành nghề của doanh nghiệp bằng mã số thuế

Khi nào bắt buộc phải ghi thêm mã ngành cấp 5?

Hiện nay, có người cho rằng chỉ cần ghi mã ngành cấp 4 là đủ. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, chuyên viên sẽ yêu cầu phải ghi mã ngành cấp 5 phù hợp hoặc bổ sung diễn giải chi tiết về ngành nghề đó. Đây chính là một trong những lý do nhiều hồ sơ bị từ chối, khiến doanh nghiệp phải làm hồ sơ nhiều lần.

Khi nào bắt buộc phải ghi thêm mã ngành cấp 5?

Những trường hợp bắt buộc ghi thêm mã ngành cấp 5 bao gồm:

  • Những ngành kinh doanh có điều kiện kèm theo (chứng chỉ, vốn pháp định) hoặc thuộc danh mục ngành nghề cấm/hạn chế kinh doanh.
  • Những ngành nghề kinh doanh không được ghi nhận thành một ngành nghề cụ thể nên không có mã ngành riêng nhưng được quy định tại văn bản pháp luật khác thì chủ doanh nghiệp cần ghi thêm quy định tại văn bản đó.
  • Những ngành nghề kinh doanh có chứa từ/cụm từ “khác” hoặc “chưa phân vào đâu” cần bổ sung diễn giải thêm hoặc ghi mã ngành số cấp 5.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0936069111