Xuất phát từ nhu cầu khách quan phát triển kinh tế- xã hội, nhiều loại hình doanh nghiệp ra đời. Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay, đáp ứng tốt nhu cầu liên kết vốn, mở rộng doanh nghiệp. Đây là loại hình doanh nghiệp duy nhất có quyền huy động vốn và phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
Nếu có ý định thành lập công ty cổ phần nhưng chưa hiểu rõ về loại hình này thì quý khách có thể tham khảo thông tin chi tiết về công ty cổ phần ở dưới đây:
Khái niệm công ty cổ phần là gì?
Theo Luật Doanh nghiệp 2014, công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau. Người sở hữu công ty cổ phần chính là các cổ đông (có thể là cá nhân hoặc tổ chức). Trong 1 công ty cổ phần, số lượng cổ đông không được dưới 3 và không hạn chế số lượng tối đa.
Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản trong phạm vi số vốn đã góp. Cổ đông phổ thông có quyền chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác (có thể là cổ đông khác hoặc người ngoài).
Ưu nhược điểm của loại hình công ty cổ phần
So với các loại hình doanh nghiệp khác, công ty cổ phần sẽ có lợi thế hơn và cũng có nhiều hạn chế. Cụ thể, loại hình công ty cổ phần có những ưu nhược điểm sau:
Ưu điểm
- Vì vốn điều lệ được chia thành nhiều phần nên mức độ rủi ro của công ty cổ phần không cao.
- Ngoài ra, số lượng cổ đông không bị giới hạn tối đa, quy mô hoạt động lớn nên công ty cổ phần rất thuận lợi khi mở rộng hoạt động kinh doanh.
- Bên cạnh đó, ưu điểm chỉ có ở loại hình công ty cổ phần chính là khả năng huy động vốn. Công ty cổ phần có thể huy động vốn qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Do đó, khả năng huy động của công ty cổ phần cao hơn các loại hình doanh nghiệp khác.
- Hoạt động quản lý và sở hữu có tính độc lập cao sẽ làm tăng hiệu quả của việc quản lý doanh nghiệp.
Nhược điểm
- Việc quản lý hoạt động công ty khá phức tạp khi xuất hiện những nhóm cổ đông đối lập về lợi ích.
- Do công ty phải báo cáo công khai với các cổ đông nên khả năng bảo mật thông tin bị hạn chế.
Đặc điểm của công ty cổ phần
Một công ty cổ phần đều phải có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị & Giám đốc.
Đối với những công ty cổ phần có trên 11 cổ đông, phải có Ban kiểm soát.
Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác của Công ty trong phạm vi vốn góp.
Cổ đông phổ thông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông hoặc người ngoài.
Số lượng tối thiểu là 3 cổ đông và không hạn chế số lượng cổ đông tối đa.
Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phiếu và huy động vốn theo pháp luật quy định.
Thủ tục thành lập của công ty cổ phần
Một số chủ doanh nghiệp chưa tìm hiểu kĩ các bước thành lập công ty cổ phần nên xảy ra rủi ro pháp lí trong quá trình hoạt động. Theo như quy định pháp luật, để thành lập công ty cổ phần, doanh nghiệp cần tuân thủ những bước sau.
Bước 1: Soạn thảo hồ sơ
Bước đầu tiên khi thành lập công ty cổ phần chính là soạn thảo hồ sơ. Nếu không sử dụng dịch vụ thành lập công ty cổ phần, chủ doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ thông tin, giấy tờ. Khi lựa chọn dịch vụ ADZ, quý khách chỉ cần chuẩn bị những thông tin sau: tên công ty, ngành nghề kinh doanh, trụ sở công ty, vốn điều lệ. Dựa trên thông tin quý khách cung cấp, chúng tôi sẽ chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, chính xác nhất.
Bước 2: Nộp hồ sơ online
Người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần sẽ thực hiện kê khai, nộp hồ sơ thành lập công ty trên Cổng Thông tin Đăng ký doanh nghiệp Quốc gia. Sau đó, phòng Đăng ký kinh doanh sẽ tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả qua mail trong vòng 3 ngày.
Bước 3: Nộp hồ sơ bản cứng và lệ phí
Sau khi nhận kết quả hồ sơ hợp lệ, chủ doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ bản cứng thành lập công ty cổ phần tại Phòng Đăng ký kinh doanh. Chủ doanh nghiệp hoàn thành lệ phí và đăng ký hình thức nhận kết quả: nhận trực tiếp hoặc chuyển phát về doanh nghiệp.
Tiếp theo, cơ quan Đăng ký kinh doanh kiểm tra hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số qua mail.
Bước 4: Khắc con dấu doanh nghiệp và công bố mẫu con dấu
Cuối cùng, doanh nghiệp khắc con dấu đảm bảo chứa tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp. Con dấu của doanh nghiệp không trùng lặp với con dấu của cơ quan, doanh nghiệp khác. Sau khi công bố mẫu dấu, doanh nghiệp sẽ được phép sử dụng mẫu dấu đó.
Điều lệ công ty cổ phần
Điều lệ công ty cổ phần sẽ được sửa đổi trong quá trình hoạt động. Về cơ bản, điều lệ công ty cổ phần sẽ có nội dung sau:
- Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; Tên, địa chỉ văn phòng đại diện hoặc chi nhánh (nếu có).
- Tên ngành, nghề doanh nghiệp kinh doanh;
- Vốn điều lệ; Tổng số cổ phần, loại cổ phần và mệnh giá từng loại cổ phần;
- Thông tin cá nhân của cổ đông sáng lập; thông tin về số cổ phần, loại cổ phần, mệnh giá cổ phần của cổ đông sáng lập;
- Quyền lợi, nghĩa vụ của cổ đông đối với công ty;
- Cơ cấu tổ chức quản lý;
Cơ cấu tổ chức công ty cổ phần
Theo Luật Doanh nghiệp 2014, cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần có 2 mô hình chính sau:
Mô hình 1: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc ( đối với doanh nghiệp trên 11 cổ đông).
Mô hình 2: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc.
Các loại cổ phần
Vốn điều lệ của công ty cổ phần sẽ được chia thành nhiều phần bằng nhau. Những phần đó được gọi là cổ phần. Sau khi thành lập công ty, công ty cổ phần sẽ bao gồm 2 loại cổ phần chính là cổ phần ưu đãi và cổ phần phổ thông. Công ty cổ phần có thể có cổ phần ưu đãi hoặc không nhưng bắt buộc phải có cổ phần phổ thông.
Những loại cổ phần ưu đãi phổ biến là cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại, cổ phần ưu đãi tích lũy,…. Cổ đông sáng lập chỉ được nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết trong 3 năm thành lập và không được chuyển nhượng cổ phần ưu đãi biểu quyết cho người khác.
Chuyển nhượng cổ phần
Về nguyên tắc, các cổ đông phổ thông được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình. Tuy nhiên, một số cổ phần sẽ bị hạn chế quyền chuyển nhượng:
- Cổ phần bị hạn chế chuyển nhượng theo điều lệ công ty sẽ được ghi rõ trên cổ phiếu tương ứng.
- Trong vòng 3 năm thành lập, cổ đông sáng lập chỉ được chuyển nhượng cổ phần cho cổ đông sáng lập khác. Nếu cổ đông sáng lập chuyển nhượng cổ phần cho người không phải cổ đông sáng lập thì cần Đại hội đồng cổ đông chấp thuận.
- Lưu ý, cổ phần ưu đãi biểu quyết không được phép chuyển nhượng.