Tìm hiểu về loại hình doanh nghiệp tư nhân

Với nhiều ưu điểm như thủ tục nhanh gọn, dễ dàng quản lí điều hành, doanh nghiệp tư nhân là một trong những loại hình doanh nghiệp phổ biến tại Việt Nam. Trước khi thành lập doanh nghiệp tư nhân, bạn cần nắm bắt được thông tin chung về loại hình doanh nghiệp này. Điều này giúp chủ doanh nghiệp có thể tránh được rủi ro pháp lí, bất lợi trong tương lai. Hãy cùng ADZ tìm hiểu chi tiết về loại hình doanh nghiệp tư nhân nhé.

Doanh nghiệp tư nhân là gì?

Theo điều 183 khoản 1 Luật Doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ, không có tư cách pháp nhân. Người chủ sở hữu doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về hoạt động của doanh nghiệp.

Như vậy, có thể hiểu đơn giản là doanh nghiệp tư nhân chỉ có cá nhân làm chủ và số lượng là 1 người. Chủ sở hữu sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Khác với loại hình doanh nghiệp khác, doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.

 

Doanh nghiệp tư nhân là gì?

Doanh nghiệp tư nhân có đặc điểm gì?

– Vì chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm với toàn bộ tài sản của mình nên tài sản của doanh nghiệp tư nhân và chủ sở hữu không tách biệt với nhau. Mặt khác, chủ sở hữu luôn đại diện cho doanh nghiệp khi giao dịch nên doanh nghiệp tư nhân không thể độc lập tham gia các quan hệ kinh doanh. Do đó, doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân giống như các loại hình doanh nghiệp khác.

– Tư cách pháp nhân là một trong những điều kiện để có thể phát hành chứng khoán. Vì doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân nên loại hình doanh nghiệp này không có quyền phát hành chứng khoán.

– Doanh nghiệp tư nhân chỉ được thành lập bởi một cá nhân duy nhất. Thực tế, mỗi cá nhân chỉ được phép thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Do đó, chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh không được thành lập doanh nghiệp tư nhân.

– Nguồn vốn của doanh nghiệp tư nhân cũng chỉ là tài sản của một cá nhân thay vì góp vốn như các loại hình khác. Doanh nghiệp tư nhân không có quyền gọi vốn hay đi quyên góp vốn trong công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh.

– Trong suốt quá trình hoạt động, chủ sở hữu doanh nghiệp có thể tăng hoặc giảm số vốn đầu tư. Khi đó, chủ sở hữu chỉ cần khai báo với Phòng đăng ký kinh doanh nếu mức vốn thấp hơn mức đăng kí ban đầu. Do đó, không có giới hạn giữa tài sản của chủ sở hữu và tài sản của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp tư nhân có đặc điểm gì?

– Đối với loại hình doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Vì chỉ có một chủ sở hữu duy nhất nên chủ doanh nghiệp có toàn quyền quyết định các vấn đề về tổ chức, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

– Đồng thời, toàn bộ lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ thuộc về chủ sở hữu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều đó cũng đồng nghĩa rằng chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân sẽ phải tự chịu mọi trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.

– Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp phải chịu chế độ trách nhiệm vô hạn trước mọi rủi ro của doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là chủ doanh nghiệp không chỉ chịu rủi ro trong phạm vi vốn góp mà còn phải chịu bằng toàn bộ tài sản của mình nếu vốn đầu tư không đủ.

Ưu nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân

Với những đặc điểm trên, doanh nghiệp tư nhân có một số lợi thế hơn so với loại hình doanh nghiệp khác. Nhưng bên cạnh đó, doanh nghiệp tư nhân cũng có những hạn chế riêng. Cụ thể, ưu điểm và nhược điểm của loại hình doanh nghiệp tư nhân như sau:

Ưu điểm

– Vì chỉ có một chủ sở hữu duy nhất nên chủ doanh nghiệp toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Điều đó giúp chủ doanh nghiệp có thể chủ động hơn, hạn chế tình trạng bất đồng quan điểm, tranh chấp trong nội bộ doanh nghiệp.

– Ngoài ra, doanh nghiệp tư nhân còn có ưu điểm là cơ cấu tổ chức rất đơn giản, gọn nhẹ, không phức tạp. Chủ doanh nghiệp có thể thuê người khác làm quản lí doanh nghiệp như giám đốc quản lí doanh nghiệp,..

– Bên cạnh đó, chế độ chịu trách nhiệm vô hạn giúp khách hàng và đối tác tin tưởng hợp tác hơn. Từ đó, hoạt động kinh doanh cũng thuận lợi hơn.

– Vì chỉ có một cá nhân thành lập nên chủ doanh nghiệp có quyền quyết định sử dụng phần lợi nhuận sau thuế mà không phải chia sẻ cho chủ thể khác ngoại trừ thực hiện nghĩa vụ tài chính.

Ưu nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân

Nhược điểm

– Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân nên không được phát hành chứng khoán trên thị trường. Đây là một bất lợi lớn của doanh nghiệp, doanh nghiệp không thể huy động vốn bằng chứng khoán.

– Vì chủ sở hữu doanh nghiệp phải chịu bằng toàn bộ tài sản nên loại hình doanh nghiệp tư nhân có tính rủi ro rất cao.

– Không chỉ không được gọi vốn, doanh nghiệp tư nhân cũng không được góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần của doanh nghiệp khác.

– Mỗi cá nhân chỉ được phép thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Thành viên công ty hợp danh hoặc chủ hộ kinh doanh không được phép thành lập doanh nghiệp tư nhân.

Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân

Khi lựa chọn loại hình doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp cần thực hiện quy trình thành lập doanh nghiệp để có thể hoạt động kinh doanh. Quy trình, thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân gồm những bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Chuẩn bị hồ sơ là bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng nhất. Tuy nhiên, nhiều chủ doanh nghiệp thường gặp vướng mắc ở bước này vì không biết giấy tờ cần chuẩn bị là gì. Nếu không hiểu rõ, chủ doanh nghiệp có thể chuẩn bi thiếu hồ sơ.

Khi đó, hồ sơ bị trả lại và chủ doanh nghiệp sẽ phải tốn thêm chi phí, thời gian để bổ sung hoàn chỉnh. Vậy khi thành lập doanh nghiệp tư nhân, hồ sơ sẽ bao gồm những gì?

  1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp tư nhân.
  2. Bản sao kèm bản chính của Thẻ căn cước công dân hoặc CMND hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của chủ doanh nghiệp.
  3. Nếu người nhận hồ sơ không phải người đại diện theo pháp luật, hồ sơ cần bổ sung thêm văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả.

Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân

Bước 2: Sau khi hoàn thiện hồ sơ, chủ doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền sẽ nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Bước 3: Nếu hồ sơ đạt yêu cầu, hợp lệ, chủ doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền sẽ nộp bản cứng tại Phòng Đăng ký kinh doanh ở nơi đặt trụ sở chính.

Bước 4: Sau 3 ngày làm việc tính từ khi nhận hồ sơ, phòng Đăng ký Kinh doanh sẽ báo kết quả. Chủ doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền sẽ đi nhận kết quả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0936069111